THÀNH PHẦN Siro PQA Hen Người Lớn
– Hạnh nhân…..32g
– Thạch cao sống……160g
– Bách bộ ..32g
– Cát cánh…….48g
– Hoàng cầm….48g
– Cam thảo ….32g
– Nhân sâm…32g
– Thành phần khác: vừa đủ 1 chai 250ml
CÔNG NĂNG Siro PQA Hen Người Lớn
– Giúp giải cảm hàn cho người bị hen suyễn, hen phế quản, thông phế, bình suyễn
– Thông thoáng đường thở cho người hen suyễn
ĐỐI TƯỢNG DÙNG:
Dùng cho những người bị khó thở, thở khò khè, hen suyễn, hen phế quản mãn tính, hen do thời tiết, ngăn ngừa và dự phòng cơn hen tái phát.
CÁCH DÙNG
Ngày uống 3 lần sau khi ăn
– Người lớn : Mỗi lần uống 15- 20ml
– Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 10 đến 15 ml
– Mỗi đợt dùng từ 8 – 10 tuần, nếu uống chưa đủ 8 – 10 tuần đã không còn hen nữa thì cũng nên uống đủ 8 – 10 tuần để cơn hen không trở lại
QUI CÁCH:
Hộp 1 chai 250ml
TIÊU CHUẨN:
TCCS
BẢO QUẢN :
Nơi khô thoáng tránh ánh sáng
Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm
CƠ CHẾ TÁC DỤNG Siro PQA Hen Người Lớn
Bài thuốc Thang-ma-hạnh-cam gia vị bài 2 (Theo thuốc nam thuốc bắc và các phương thang chữa bệnh), trang 368.
1. Hạnh nhân (theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập II, trang 279)
Tính vị: Vị đắng hơi ôn, có độc ít, qui kinh phế, đại tràng.
Công dụng: Hạnh nhân có tác dụng chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo.
2. Cam thảo (theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 326):
Tính vị: Cam thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh. Rễ cam thảo có vị ngọt bình bình.
Công dụng: Tác dụng giải độc của cam thảo: Có tác dụng giải độc rất mạnh với độc tố của bạch cầu, chất độc của cá lợn, của rắn, hiện tượng choáng. Cam thảo có khả năng giải chất độc của độc tố uốn ván. Tác dụng như coctison.
Cam thảo là một vị thuốc rất thông dụng trong đông y và tây y.
3. Bách hộ (theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 118)
Tính vị: Có bị ngọt, đắng, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế, sát trùng.
Công dụng: Chữa ho
Theo tài liệu nước ngoài, rễ bách hộ được dùng để trị lao phổi và ho.
4. Cát cánh (theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 345)
Tính vị: Cát cánh có vị ngọt sau đắng, hơi cay, tính bình.
Công dụng: Thông khí phế, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài, chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ.
Theo tài liệu cổ, cây còn chữa ngực tức đau và ho ra máu.
Theo tài liệu nước ngoài, cát cánh được dùng trong y học Trung Quốc làm thuốc long đờm, chữa ho, một số bệnh về phổi và phế quản khác nhau.
5. Hoàng cầm (theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 935)
Tính vị: Hoàng cầm có vị đắng, tính lạnh, vào 5 kinh: Tâm, phế, can đởm và đại trường
Công dụng:
Hoàng cầm có tác dụng thanh nhiệt, táo thấp, cầm máu, an thai, chữa sốt cao kéo dài, cảm mạo, phế nhiệt, ho, lỵ, đái dắt, ung nhọt, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu, băng huyết, vàng da, động thai.
Trong y học Trung Quốc, hoàng cầm được dùng làm thuốc bổ an thần, chống co giật, hạ sốt, trị rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, động kinh, múa giật, mất ngủ, viêm phế quản, trị giun, lỵ và dự phòng bệnh dại.
6. Nhân sâm (theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập II, trang 446)
Tính vị: Nhân sâm có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, vào các kinh:Tỳ, phế, tâm.
Công dụng:
Nhân sâm là vị một thuốc bổ quý hiếm trong y học cổ truyền, làm tăng thể lực và trí lực, có tác dụng đại bổ khí huyết, sinh tân, an thần, bổ tỳ ích phế. Dùng trong các trường hợp suy yếu, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh.
Theo y học cổ truyền, nhân sâm chủ trị: Đoản khí xuyễn xúc (khó thở, ho hen), tâm quý kiến vong (tim đập hồi hộp, gây quên), tân thương khẩu khát (tân dịch tổn thương, miệng khát), tiêu khát (đái đường) suy nhược cơ thể, mất máu, dương tủy, lạnh cung, tỳ hư tiết tả.
7. Đương quy (theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KH&KT HN năm 2011, tập I, trang 833)
Tính vị: Vị ngọt hơi đắng hơi cay, mùi thơm, tính ấm
Công dụng: Đương quy là vị thuốc dùng phổ biến. Trong đông y là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thống kinh, dưỡng gân tiêu sưng, nhuận tràng. Đồng thời được chỉ định trong nhiều đơn thuốc bổ và bệnh như thuốc chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu cơ thể gầy yếu, suy tim, mệt mỏi đau lưng đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức, tê bài, đại tiện táo bón, mụn nhọt lở ngứa, tổn thương ứ huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.